Si rô ho Olesom S

Siro ho Olesom S là thuốc ho có nguồn gốc Ấn Độ, khá phổ biến tại thị trường Việt Nam dùng để trị ho, long đờm, nhất là những trường hợp ho có liên quan đến co thắt cơ trơn đường hô hấp. (Lưu ý phân biệt Olesom S với siro ho Olesom, cũng là một sản phẩm khá nổi tiếng khác cùng nhà sản xuất).

Si rô ho Olesom S
Si rô ho Olesom S

1. Quy cách đóng gói, dạng bào chế

Quy cách đóng gói

Hộp 01 chai nhựa chứa 100 ml Si rô Olesom S

Dạng bào chế

Si rô (syrup)

2. Giá bán thuốc ho Olesom S

Olesom S có giá bán 50000 đồng/ hộp tại thời điểm hiện tại

3. Thành phần

Siro Olesom S có chứa 2 thành phần chính là Ambroxon và Salbutamol

  • Ambroxon là chất chuyển hóa của bromhexin, có đặc tính dược lý như bromhexin là long đờm và tiêu chất nhầy đường hô hấp.
  • Salbutamol là thuốc kích thích chọn lọc thụ thể beta 2, có tác dụng giảm co thắt cơ trơn đường hô hấp, ngoài ra còn có tác dụng giảm co thắt cơ trơn tử cung, cơ trơn mạch máu. Trong liều điều trị, salbutamol không gây ảnh hưởng trên tim mạch.

4. Siro Olsom S – Chỉ định

Điều trị ho có đờm liên quan đến co thắt phế quản như viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí thũng, nút nhày và khó khạc đờm.

5. Liều dùng và cách dùng si rô Olesom S

  • Người lớn uống mỗi lần 5- 10 ml x 3- 4 lần / ngày
  • Trẻ em 2- 6 tuổi: 2,5 – 5ml mỗi lần x 3 -4 lần/ ngày
  • Trẻ em 6- 12 tuổi: Uống 5 ml mỗi lần x 3 -4 lần mỗi ngày

6. Tác dụng phụ của siro Olesom S

Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra trên đường tiêu hóa, có thể kể tới là đầy bụng, đau vùng thượng vị.
Một số tác dụng phụ khác được ghi nhận là tăng nhịp tim, đánh trống ngực, hoa mắt, chóng mặt, ngủ gà, buồn nôn, vã mồ hôi và chuột rút. Các phản ứng này thường thoáng qua và không cần điều trị.

7. Olesom S- chống chỉ định

  • Bệnh tim nặng
  • Mẫn cảm với Ambroxon, bromhexin, salbutamol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc


Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc ho Olesom S. Olesom S với 2 thành phần chính là salbutamol và ambroxon, hiệu quả trong một số trường hợp ho có đờm, khó khạc đờm, co thắt phế quản. Cần lưu ý phân biệt Olesom S với Olesom vốn chỉ có một hoạt chất là Ambroxon.
Dọc thêm: Thuốc ho Atussin, thuốc ho methorphan, thuốc ho Codepect

Viết một bình luận

Thuốc tốt

Trang tin cung cấp thông tin, tư vấn các loại thuốc